Giấy Tissue Việt: Liệu có chết chìm trong “đại dương đỏ”?

19-01-2016
Theo Chan Kim & Renee Mauborgne – cha đẻ của “Chiến lược đại dương xanh” thì khái niệm đại dương xanh được định nghĩa là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao. Ngược lại, “đại dương đỏ” được hiểu là thị trường đã bị lấp đầy bởi các đối thủ cạnh tranh.

Giấy Tissue Việt: Liệu có chết chìm trong “đại dương đỏ”?

Theo Chan Kim & Renee Mauborgne – cha đẻ của “Chiến lược đại dương xanh” thì khái niệm đại dương xanh được định nghĩa là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao. Ngược lại, “đại dương đỏ” được hiểu là thị trường đã bị lấp đầy bởi các đối thủ cạnh tranh.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, để tìm ra một “đại dương xanh” cho mình là điều không phải DN nào cũng có thể làm được. Thậm chí ngay cả khi tìm ra được thì sẽ rất nhanh chóng bị “nhuốm đỏ” bởi các đối thủ. Câu chuyện của các DN kinh doanh trong lĩnh vực giấy tiêu dùng Tissue ở VN là một điển hình.

Ken đặc đối thủ trong tất cả các lĩnh vực

Cách đây khoảng 10 năm, nếu như các DN trong lĩnh vực giấy tiêu dùng của ta được thỏa sức “vùng vẫy” trong “đại dương xanh” của mình thì đến thời điểm hiện tại đại dương này đã bị “nhuốm đỏ”. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ, đặc biệt là các đối thủ đến từ nước ngoài đã khiến các DN ngành giấy gặp phải sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Và sắp tới đây, khi thị trường hội nhập sâu rộng vào TPP, AEC…thì những thách thức mà các DN sẽ gặp phải còn nhiều gấp bội phần và nếu không cẩn thận “miếng bánh thị phần” trong lĩnh vực này sẽ bị các đối thủ ngoại chiếm giữ.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ đến từ nước ngoài đã khiến các doanh nghiệp ngành giấy gặp phải sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt

Chính vì điều này nên thời gian vừa qua các DN trong lĩnh vực giấy tiêu dùng đã và đang ráo riết thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình để giữ vững “sân nhà”. Các DN như Công ty CP Giấy Sài Gòn, Công ty Tissue Sông Đuống (thuộc Tcty Giấy VN), An Khang và Horeca của Cty Thế giới giấy…đã và đang tích cực mở rộng sản xuất, phát triển thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, có những doanh nghiệp không chỉ thành công khi giữ được thị phần trong nước mà còn mở rộng ra cả thị trường lân cận và xa hơn như công ty CP Giấy Sài Gòn.

Tuy nhiên, trên thực tế con số các DN đạt được thành công như Giấy Sài Gòn có thể nói đếm trên đầu ngón tay và hầu hết các DN của ta đều đang “ngộp thở” trong “đại dương đỏ” đầy chết chóc này. Và nỗi lo lắng một ngày không xa sẽ bị bật khỏi thị trường đang ngày càng khiến cho nhiều DN mất ăn mất ngủ. Câu chuyện của một DN sản xuất và kinh doanh giấy tiêu dùng trong chương trình CEP – Chìa khóa Thành công với chủ đề: “Cạnh tranh thời hội nhập – Khác biệt hay giá thành?” phát sóng vào lúc 10h, Chủ nhật, ngày 01/11/2015 là một ví dụ.

Lựa chọn chiến lược và giải pháp nào?

Mặc dù đã tồn tại trên thị trường được gần 10 năm, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và được người tiêu dùng ưu chuộng nhờ giá thành hợp lý và sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng. Nhưng hiện nay, DN nhận thấy trong giai đoạn hội nhập sắp tới, nguy cơ mất khách hàng và thị phần rất lớn do các đối thủ ngoại cạnh tranh bằng sản phẩm khác biệt và vượt trội hơn nhờ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn. Trước tình hình này, CEO và các cổ đông đã tổ chức cuộc họp bất thường để tìm gia đối sách cho vấn đề này. CEO cho rằng: “Để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh một mất một còn này, DN nên đi theo hướng khác biệt. Đồng thời, cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới ưu việt và vượt trội để cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng mới”.

Tuy nhiên, các cổ đông lại cho rằng: “Từ trước đến nay công ty thành công và đứng vững được trên thị trường là nhờ có giá thành tốt và đó là một lợi thế của công ty so với các đối thủ nước ngoài. Để cạnh tranh với các đối thủ này, công ty phải tìm cách giảm giá thành và ổn định chất lượng sản phẩm hơn nữa để lấy đó làm lợi thế cạnh tranh. Công nghệ mới, sản phẩm mới là lợi thế của các đối thủ đến từ nước ngoài, mình khó mà cạnh tranh với họ được”.

Quan điểm của cổ đông nhận được nhiều ý kiến đồng tình của khán giả trên fanpage của chương trình. Bạn Nguyễn Thụ chia sẻ: “CEO cứng nhắc. Hãy linh hoạt cạnh tranh về giá đi vì lợi thế là ta đã có chỗ đứng trên thị trường và phát triển mạnh kênh phân phối cùng các biện pháp thao túng thị trường lấy nhanh thắng mới. Ta ở trong nước thời gian giao hàng nhanh và chuẩn hơn”.

Phản đối quan điểm của cổ đông, đồng tình với CEO – Bạn Nguyễn Ngọc Chương chia sẻ: “Khách hàng người ta mua là mua cái lợi ích của sản phẩm chứ có mua giá của sản phẩm đâu. Trường hợp khi khách hàng họ so sánh sản phẩm của chúng ta với đối thủ, chúng ta còn có cách nêu ra “sự khác biệt” về chất lượng, về dịch vụ để thuyết phục khách hàng. Chứ mà nêu ra: “Giá của em rẻ hơn, cạnh tranh hơn” là chết”. Những quan điểm này góp phần làm ý nghĩa của chương trình được nhân rộng.

Cao Tiểu Minh

Source: http://enternews.vn


Chăm sóc khách hàng
08.38866606